Các bài tập boxing cơ bản dành cho người mới

Boxing là phương pháp rèn luyện sức khỏe hiệu quả, các bài tập boxing cơ bản dành cho người mới bao gồm kỹ thuật tấn công và kỹ thuật phòng thủ. Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về kỹ thuật phòng thủ của bài tập boxing gồm những gì?
Hinh-anh-cac-bai-tap-boxing-co-ban-0

Hiện nay có nhiều loại hình thể thao tác động đến sự phát triển sức khỏe của con người. Trong đó, boxing là bộ môn được hầu hết mọi người lựa chọn bởi các động tác dễ thực hiện mà đem lại hiệu quả nhanh chóng. Đối với một người mới bắt đầu chơi boxing, kỹ thuật phòng thủ luôn là mục tiêu được đối tượng này hướng đến. Vậy, kỹ thuật phòng thủ dành cho người mới chơi khi thực hiện các bài tập boxing này gồm những gì?

Với người chơi boxing chuyên nghiệp thì tự vệ tốt là chìa khóa cho tấn công, khi tự vệ cần tạo cơ hội thực sự để phản công. Yếu tố quan trọng nhất trong tự vệ là đánh giá cự ly. Với tự vệ trong boxing thì nó gồm các kỹ thuật chính là đỡ, gạt, tránh, nghiêng người và lặn.

8 Kỹ Thuật Tấn Công Phòng Thủ Khi Tập Boxing Tại Nhà
  1. Kỹ thuật đỡ

Đỡ là kiểu tự vệ đơn giản nhưng vững chắc, có thể đỡ các cú đấm ở mọi cự ly và giúp duy trì tốt khoảng cách để phản công.

– Dùng bàn tay phải để đỡ:

+ Với kỹ thuật này thì nó dùng để đỡ các đòn đấm thẳng, xốc và móc của đối phương.
+ Kỹ thuật chuẩn: Từ vị trí chuẩn bị, bạn đưa tay phải ngược chiều với cú đấm (10 – 15 cm), bàn tay mở cản cú đấm và đồng thời dùng chân phải đẩy trọng tâm lên chân trái.
+ Lưu ý khi thực hiện động tác:

Khoảng cách đỡ phải chính xác vì nếu gần quá sẽ không cản được cú đấm và xa quá sẽ không cản được cú đấm tiếp theo. Bạn cũng không được quay người tránh cú đấm, không ngẩng cao đầu và không nhắm mắt khi thực hiện động tác. Đây là động tác phòng thủ cơ bản của các bài tập boxing mà hầu hết những người mới tập luyện bộ môn này đều biết đến.

– Dùng bàn tay trái để đỡ:

+ Kỹ thuật này dùng để đỡ các đòn đấm xốc trái vào đầu hay thân.
+ Về kỹ thuật thì nó giống như kỹ thuật đỡ bằng tay phải nhưng phải chuyển trọng tâm sang phải để tổ chức phản công.

– Dùng cẳng tay phải để đỡ:

+ Đây là kỹ thuật dùng để đỡ đòn móc trái vào đầu của đối thủ.
+ Khi đòn móc trái tiếp cận, chuyển trọng tâm cơ thể sang trái, thân xoay về trái tạo điều kiện phản công tay trái. Lòng tay phải mở rộng giơ cao che thái dương phải (cách 10 – 15 cm), cúi đầu xuống, tỳ cằm sát xương đòn trái.

– Dùng cẳng tay trái để đỡ:

+ Kỹ thuật này dùng để đỡ cú đánh móc phải vào đầu của đối thủ.
+ Kỹ thuật tương tự dùng cẳng tay phải nhưng trọng tâm quay phải để bạn có thể tổ chức phản công.

– Dùng vai phải đỡ:

+ Dùng vai phải đỡ thường dùng để đỡ cú móc trái vào đầu ở cự ly đánh trung bình và gần.
+ Khi cú đấm gần tới đích thì bạn chuyển trọng tâm sang trái, mở rộng và nâng vai phải lên chặn cú đấm, cúi đầu tỳ cằm sát xương đòn phải.

– Dùng vai trái đỡ:

Tương tự như dùng vai phải, nhưng chuyển trọng tâm sang phải để tổ chức phản công.

– Gập khuỷu tay phải để đỡ:

+ Đây là kỹ thuật dùng để đỡ các cú đấm thẳng, móc và xốc trái vào thân.
+ Kỹ thuật chuẩn: Tay phải gập lại ở khuỷu và đặt gần người, chuyển trọng tâm sang trái, thân hơi xoay trái và tay phải mở bảo vệ cằm. Sau đó bạn có thể phản công chớp nhoáng bằng tay trái.

– Gập khuỷu tay trái để đỡ: Tương tự như gập khuỷu tay phải.

2. Kỹ thuật gạt:

Kỹ thuật gạt dùng để gạt các đòn đấm thẳng của đối phương. Với kỹ thuật này thì bạn dùng cẳng tay đẩy làm chệch hướng cú đấm và lập tức phản đòn.

– Gạt bằng tay phải:

+ Gạt bằng tay phải là kỹ thuật dùng để gạt cú đấm thẳng trái vào đầu.
+ Kỹ thuật chuẩn: Dùng cẳng tay từ phải qua trái đẩy mạnh vào tay đấm đối phương, dồn trọng tâm sang phải và phản công tay trái.

– Gạt bằng tay trái:

+ Dùng để gạt cú đấm thẳng phải vào đầu.
+ Kỹ thuật tương tự như gạt tay phải.

Các bài tập boxing cơ bản với những động tác phòng thủ nhẹ nhàng là cách thực hiện đơn giản và thuận lợi giúp người mới chơi có thêm nhiều động lực học tập để đạt được mục tiêu tập boxing tốt nhất.